Dùng Flash 8 giới hạn chuyển động của file gif rồi xuất ra .swf

DÙNG FLASH 8 ĐỂ GIỚI HẠN CHUYỂN ĐỘNG FILE .GIF

-------------------------------------------------------------------------

Mở chương trình Flash 8 lên, click vào lệnh Flash document để tạo một tài liệu mới.

Đây là màn hình làm việc của nó.

Chọn lệnh Import To Stage từ menu file. Chọn file .gif mà mình xuất ra từ Corel RAVE 12.

Nhấn lên lệnh Fit To Window để thấy toàn màn hình. Vì kích thước file .gif trong Corel RAVE 12 mình chưa chỉnh cho đúng trong Flash 8 nên nó hơi lớn hơn, ta sẽ chỉnh sau.

Chọn lệnh Play từ menu đề xem nó chạy

Bây giờ nếu ta xuất ra file .swf thì nó sẽ thành flash và khi mở ra là nó chạy ngay từ đầu.

Do đó ta phải viết lệnh cho nó dừng ngay từ frame đầu tiên. Click lên bảng Action như hình.

và hãy chắc rằng bạn đang đứng ở frame1 tức là hình chữ nhật màu hồng ở ngay số 1, nếu không đúng thì dùng công cụ click lên nó. Bạn đang làm việc với frame nào thì bảng Action hiện tên frame đó

Bên phải bảng Action bạn hãy đánh vào dòng lệnh:

stop ();

Tiếp đến hãy bấm vào chữ Action để tạm thời đóng bảng này lại.

Bây giờ màn hình sẽ như vầy

Click lên công cụ chữ rồi rê con trỏ vào vùng hiển thị nhập vào chữ "Bắt đầu".

Tiếp tục chọn công cụ click phải lên lên chữ "Bắt đầu", sẽ xuất hiện một menu phụ. Chọn lệnh Convert To Symbol

Trên màn hình sẽ xuất hiện bảng Convert To Symbol. Click vào ô Button rồi OK. Bây giờ chữ "Bắt đầu" được chương trình hiểu nó là 1 cái nút

Khi đó bảng property sẽ thể hiện tính chất của nó (nó phải đang được chọn, nếu nó không được chọn thì dùng công cụ để chọn). Rê con chuột xuống ô đặt tên (như hình) rồi đặt tên cho nó

Ở đây mình đặt tên là "batdau". Tiếp tục dùng chuột click vào bảng Action để nó mở ra.

Viết tiếp sau dòng lệnh stop ();

batdau.onRelease = function {

play ();

};

Bây giờ nếu bạn xuất ra file flash và khởi động thì nó chưa chạy, chờ bạn click vào chữ "Bắt đầu trên màn hình thì nó mới chạy".

Giả sử trong file này bạn muốn nó chạy tới frame 10 rồi dừng lại chờ click tiếp một cái nữa mới chạy tiếp. Đưa con trỏ lên thanh timeline, click vào frame 10. Khi đó thanh trạng thái của timeline hiện số 10 và bảng bên trái của Action hiện frame 10

Bên phải bảng Action bạn nhập vào dòng lệnh giống như ở frame 1, nhưng thay chữ "batdau" bằng chữ "tieptuc". Tiếp theo mình sẽ tạo một cái nút có tên "tieptuc"

Đóng bảng Action lại, chọn và nhập vào chữ "Tiếp tục", rồi đặt tên cho nó là "tieptuc" tất cả thao tác giống y như chữ "Bắt đầu" (tức là phải chuyển nó thành Button, rồi đặt tên ... )

Hãy nhớ là tên của nút phải đúng trong tên ghi trong dòng lệnh. Bây giờ xuất file ra nó sẽ chạy tới frame 10 rồi dừng lại. Khi bạn click lên nút "Tiếp tục" thì nó chạy hết và trở lại từ đầu.

Bây giờ mình sẽ đặt một nút "Toàn bộ" ở frame cuối cùng, cho nó chạy tới đó rồi dừng lại, chờ mình click vào nút "Toàn bộ" sẽ chạy từ đầu tới cuối.

Các thao tác như các nút trên, chỉ khác là tên nút trong dòng lệnh là "toanbo", còn tên nút trên màn hình là "Toàn bộ" và vị trí nó là frame cuối cùng:

Mình sẽ tạo Scene 2 sau, bây giờ đóng bảng Action lại và tạo nút "Toàn bộ" trên màn hình hiển thị ở frame cuối cùng

Tạo cảnh 2 (Scene 2)

Cảnh 2 thì giống hoàn toàn cảnh 1, chỉ khác là không dừng nửa đường. Như vậy giống như ban đầu, mình cũng import file .gif mình đang làm vào nhưng import vào Scene 2. Vậy bây giờ mình tạo Scene 2:

Từ menu lệnh mình chọn Insert Scene như hình

Hãy chú ý: bây giờ là mình đang làm viện trong Scene 2. Trên màn hình bây giờ là Scene 2 (đánh dấu tròn). Muốn thay đổi qua Scene khác thì bấm vào công cụ đánh dấu vuông

Tiếp tục Import file .gif như lúc đầu

nhưng do cùng file lúc nãy nên bấy giờ có thêm một hộp thoại, và chọn như hình

Đến đây nó chạy hết cảnh 2 lập tức quay về cảnh 1 frame 1. Do đó ở frame cuối của cảnh 2 mình cần đặt 1 nút "Từ đầu". Khi chạy đến đó chờ mình bấm vào rồi mới trở lại trạng thái ban đầu.

Cách tạo nút và lệnh giống hoàn toàn ở frame cuối cảnh 1. Chỉ khác tên nút đổi thành "Từ đầu", còn trong dòng lệnh thì "toanbo" thành "tudau", và chữ "Scene 2" thành "Scene 1"

Trên màn hình

Trong dòng lệnh

Ghi nhớ:

Làm việc với fram nào thì click lên thanh TimeLine ngay fram đó

Làm việc với cảnh nào thì click lên nút lệnh và quan sát xem trên màn hình có hiện tên cảnh đó chưa

Viết lệnh thì vào bảng Action

Thay đổi tính chất nút lệnh thì vào bảng Property

Tên của nút lệnh phải trùng với tên trong dòng lệnh.

 

Đến đây là bạn đã điều khiển chuyển động của file .gif. Về vị trí các nút, size màn hình trình chiếu... bạn hãytìm hiểu thêm.

xem file gif xem file flash

TẠO FILE CHUYỂN ĐỘNG 2