CorelDraw 12 Căn bản

CORELDRAW 12 BÀI 2

Trong bài này bạn cần thiết phải nắm được các vấn đề sau đây:
- Một số công cụ, phím tắt: phóng to, thu nhỏ, di chuyển các đối tượng trong bản vẽ
- Dùng thước trong Corel- Đặt text vào vào 1 đường dẫn.- Công cụ chỉnh sửa F10

- Một số hiệu ứng:

- Vẽ hình có tình chất mặt nạ
- Phân biệt lệnh GroupCombine

----------------------------------------------------------------------

I/. Các phím để xem hình vẽ trong Corel:

1). Các chế đô xem trong Corel:

- Trong Corel có 5 chế độ để xem bản vẽ, thông thường chỉ dùng Enhanced và Wireframe là đủ rồi

- Để chuyển đổi qua lại 2 chế độ xem này dùng: Shift + F9 hoặc từ menu

2). Một số phím tắt để phóng to, thu nhỏ và di chuyển màn hình

- Hiển thi toàn bộ các đối tượng trong 1 trang vẽ lên màn hình: F4

- Phóng to riêng một đối tượng lên màn hình: Chọn đối tượng rồi nhấn Shift +F2

- Thu nhỏ trên màn hình từng cấp: F3

- Hiển thị trang giấy lên màn hình: Shift +F4

- Chọn công cụ kính lúp : Z

- Chọn công cụ kính lúp dùng một lần (được dùng thường xuyên): F2

- Dùng bàn tay kéo bản vẽ qua lại để xem: H

3). Làm việc trên đối tượng:

- Để di chuyển, phóng to, thu nhỏ.... có độ chính xác cao hãy dùng các hộp thoại của nó:

- Phím tắt hiểu thị một số hộp thoại:

Alt+F7: Di chuyển

Alt+F8: Xoay

Alt+F9: Lật qua lại, lên xuống

Alt+F10: Kích thước

- Nếu công cụ hiện tại là và không có đối tượng nào được chọn, thì trên thanh property bar sẽ thể hiện giá tri của phím mũi tên

Khi chọn một đối tượng rồi bấm một phím mũi tên thì nó sẽ di chuyển 1 khoãng có giá trị trong ô nói trên.

- Muốn nhân đôi đối tượng: Ctrl+D

II/. Dùng thước trong CorelDraw:

- Tắt mở thước trong CorelDraw:

- Đổi sang đơn vi mm (làm mặt định cho mỗi lần khởi động): Sau khi chọn đơn vị là mm, giấy là A4, và một số tính chất khác mà mình có thói quen. Đặt biệt là 4 nút sau đây phải ở trạng thái không chọn nếu bạn mới học Corel, chưa quen lệnh Snap To.

Một hộp thoại Options xuất hiện: Click vào Document --> Đánh vào dấu kiểm như hình --> OK. Từ đây về sau mỗi lần khởi động chương trình, các thông số tùy chọn sẽ giống như bạn chọn lần này.

- Click và drag từ 2 cây thước (ở phía trên và trái màn hình) vào vùng vẽ ta sẽ có những đường line làm thước. Những đường này được xem là một đối tượng trong Corel. Có nghĩa là có thể di chuyển xoay nó. Nhưng không thấy khi in bản vẽ ra ngoài.

- Nếu cần một vị trí chính xác của thước thì double click lên nó sẽ có hộp thoại, nhập 1 giá trị mình muốn vào (hình)

- Đến đây nếu bạn muốn: trong lúc di chuyển đối tượng mà nó bám vào đường line thì chọn nút Snap To Guideline

III/. Chữ trong Corel:

1).Đặt chữ vào đường dẫn:

- Cách 1: Chưa có chữ và đường cong

Dùng F5 vẽ 1 đường cong mà mình định đặt chữ lên đó.

Dùng F8 click lên đường cong mới vẽ rồi nhập chữ vào, chữ sẽ chạy dọc theo đường cong đó.

- Cách 2: Có chữ và đường cong rồi (phải là artistic text)

Dùng con trỏ click lên chữ

Rồi vào menu lệnh

Con trỏ sẽ biến thành mũi tên màu đen, rê con trỏ và click vào đường cong mà mình định đặt chữ vào. Chữ sẽ dính vào đường cong. Khi đó thanh property bar sẽ chuyển sang những nút để mình chỉnh sửa các tính chất của text trong đường dẫn.

2). Lấy chữ ra khỏi đường dẫn:

Dùng con trỏ click vào chữ hoặc đường dẫn (bây giờ nó là một khối). Chọn lệnh từ menu hoặc Ctrl + K, lúc này chữ đã được tách ra khỏi đường dẫn.

Để trả chữ về trạng thái ban đầu thì dùng lệnh

* Chú ý: có thể chỉnh sửa hình dạng đường dẫn của text khi đã đặt chữ dính vào.

IV/. - Công cụ chỉnh sửa F10

Đây là công cụ quan trong của chương trình. Một số tính năng tạo hình chữ nhật bo góc, hình quạt, cung tròn đã nói trong bài trước. Phần này chỉ đề cập đến 2 mục:

1) Cắt 1 đường cong:

Dùng double click lên chỗ muốn cắt, tại đó được thêm vào 1 nút.

Rê con trỏ lên thanh property bar, bấm vào nút như hình

Sau đó chọn công cụ , rồi nhấn Ctrl + K hoặc từ menu lệnh

lúc này đường cong đã bị tách thành 2 phần, và thanh trạng thái phía đáy màn hình xuất hiện dòng chữ:

Thanh này cũng thông báo tính chất của đối tượng mà con trỏ chọn tới

2). Nối 2 đường cong lại:

Dùng con trỏ chọn 2 đường cong cần nối

Nhấn Ctrl + L hoặc từ menu lệnh

Lúc này 2 đường cong thành 1 nhưng không liền lạc.

Dùng chọn 2 nút cần nối. Một của đoạn này và 1 của đoạn kia. Chú ý nó phải là những nút đầu hoặc cuối của mỗi đoạn

Sau đó click lên:

Vậy là 2 đoạn thẳng được nối lại

3). Tính chất của chữ trong Corel và công cụ :

Chữ trong Corel cũng như trong các ứng dụng khác, tức là có khoãng cách các ký tự, hàng, thay đổi phông...

Dùng chọn lên chữ, rồi nhấn Ctrl + T

Thay đổi những thông số trong bảng này thì tính chất chữ thay đổi

Khi dùng chọn lên chữ, tại mỗi ký tự phía trái và dưới xuất hiện các nút điều khiển, click và drag các nút này, từng ký tự sẽ di chuyển độc lập

Khi đã di chuyển rồi nó cũng có thể được trả về vị trí cũ bằng lệnh

Khi chữ đang được chọn, nếu nhấn Ctrl+Q hoặc từ menu lệnh

chữ sẽ thành đối tượng chết và ta không thể thay đổi sang phông khác. Nhưng bây giờ ta có thể sữa hình dạng chữ theo ý mình bằng cách dùng click và drag các nút của nó...

V/. Một số hiệu ứng trong Corel:

1). Blend: Là lệnh hoà nhập hình này vào hình kia. Giải sử ta có 2 hình vẽ như sau

Bấm lên menu lệnh

Hộp thoại Blend sẽ xuất hiện:

Chọn cả 2 đối tượng rồi click vào nút Apply trong hộp thoại

Hình blend sẽ xuất hiện. Muốn nó blend theo một đường cong thì vẽ vào 1 đường cong

Sau đó chọn lại khối blend và click vào nút như hình

sẽ có một menu thả xuống, click vào New path,

con trỏ biến thành hình đường uốn lượng. Rê con trỏ đến đường cong đã vẽ lúc nãy và click lên nó

Khối blend bây giờ đã uốn cong theo đường dẫn. Tính chất blend này sẽ được ứng dụng trong làm hình di chuyển

2). PowerClip: Là lệnh đặt một hình này vào trong hình kia

Giả sử ta có 2 hình vẽ như sau:

Chọn lệnh như hình

con trỏ bây giờ thành hình mũi tên. Rê và click lên hình ngôi sao, thì hình elip xanh lá sẽ chui vào hình ngôi sao

Khi chui vào trong ngôi sao, tâm elip sẽ trùng với tâm ngôi sao, đây là mặt định của chương trình. Muốn nó nằm trong ngôi sao mà toa độ nó như lúc ở ngoài thì bấm Ctrl+J rồi tìm chữ Edit bên trái và bấm vào nó. Khi đó bên phải sẽ như hình

tắt hộp kiểm đi

Rồi chọn OK. Bây giời làm lại ví dụ trên ta sẽ không thây hình elip, vì nó nằm tại vị trí cũ của nó. Nhấn Ctrl+double click lên đối tượng ta sẽ chui được vào ngôi sao và thấy elip. Bây giờ ta có thể di chuyển elip tùy ý.

Xong, nhấn Ctrl+double click là trở ra ngoài lại.

Vậy là bạn bạn đã biết dùng lệnh PowerClip, ứng dụng nó để tạo nét thanh nét đậm

IV/. Vẽ hình có tính chất mặt nạ:

Hình có tính chất mặt nạ ví dụ như chữ O

Trước hết ta cần vẽ 2 hình khép kín, di chuyển hình nhỏ vào bên trong hình lớn

Dùng công cụ chọn hết 2 hình

Chọn tiếp lệnh từ menu hoặc Ctrl+L

Để thấy tính chất mặt nạ hãy tô màu cho nó

Để tách nó ra, chọn nó rồi nhấn Ctrl+K hoặc từ menu lệnh

Vậy là mặt nạ được tách ra

Ghi nhớ:

Tạo mặt nạ: dùnh lệnh Combine Ctrl+L

Tách mặt nạ: dùnh lệnh Break Ctrl+K

VII/. Phân biệt lệnh Combine và Group:

Group (Ctrl+G): dùng chọn những đối tượng cần nhóm lại, rồi nhấn Ctrl+G hoặc từ nút trên thanh property bar

2 đối tượng đã được group lại, khi di chuyển, đối tượng trong group thì cả group đi theo.

Cần chú ý là khi group lại các đối tượng vẫn giữ nguyên tính chất của nó. Còn Combine thì chỉ mang 1 tính chất duy nhất của đối tượng nằm dưới cùng hay được chọn sau cùng bằng phím Shift.

Trên đây là những lệnh rất cơ bản dùng để vẽ 1 hình trên máy tính. Vì thế nhất thiết phải học thuộc lòng các lệnh đó. Khi đã vững rồi mới vận dụng những lệnh mới và phức tạp hơn.

Xem ví dụ

CORELDRAW CƠ BẢN 1

HÌNH CHUYỂN ĐỘNG